Cũng giống như mọi thị trường khác trên Thế giới, thị trường Fx có những cụm từ và các phương pháp riêng mà bạn nên thông thuộc nếu bạn muốn tham gia vào thị trường này. Nếu bạn nào đã tham gia vào Forex hay thị trường cổ phiếu có thể bỏ qua phần này vì phần này hoàn toàn chỉ dành cho những newbie. Tuy nhiên, lướt qua những trang sách này chẳng có hại gì cả vì bạn có thể phát hiện ra cái gì đó mới hoặc có thể sửa chữa một hiểu lầm nào đó ... mà bạn chưa bao giờ biết. Những người còn lại thực sự cần phải hiểu tất cả các định nghĩa, phương pháp và cụm từ được sử dụng trong thị trường mà nếu ko hiểu bạn thật lòng sẽ thấy rất khó để trade đấy.
Tại sao lại trade forex?
Khi 1 tổ chức đa quốc gia, hay 1 cá nhân mong muốn mua các sản phẩm hay dịch vụ, đầu tiên họ cần mua tiền tệ của đất nước mà họ đang giao dịch cùng đã. Hầu hết những nhà xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ trên thế giới đều thích thanh toán bằng tiền tệ của chính đất nước họ hoặc tiền tệ được thế giới chấp nhận nhiều và luôn có thể sẵn sàng chuyển đổi đuợc như tiền Mỹ.
VD: Khi Canada nhập khẩu xe hơi từ Mỹ, nhà sản xuất Nhật có thể yêu cầu thanh toán bằng tiền Yên Nhật, hoặc tiền Mỹ mặc dù Mỹ ko tham gia vào giao dịch này. Nhà nhập khẩu Canada cũng ko thể trả bằng tiền đô Canada vì điều đó là ko chấp nhận được với nhà sản xuất Nhật. Vì vậy, để thanh toán được, nhà sản xuất có thể tự mua trực tiếp tiền Yên hay tiền Mỹ trên thị trường Spot Forex hoặc có thể chọn cách thực hiện giao dịch này qua ngân hàng. Và theo đó ngân hàng sẽ mua loại tiền cần và bán ra cho nhà sản xuất. Thực tế là nhà sản xuất hay ngân hàng đã bán đô Canada và mua đô Mỹ hoặc Yên Nhật. Theo giá của tỉ giá trao đổi tại thời điểm đó.
Vậy tỉ giá trao đổi là gì (exchange rate)?
Mỗi giao dịch Forex đều liên quan đến việc bán 1 ngoại tệ này và mua ngoại tệ kia (sự trao đổi). Giá của một loại ngoại tệ so với ngoại tệ khác được gọi là tỉ giá trao đổi – exchange rate.
VD: 1 đô Mỹ = 1.1685 đô Canada.
Nói cách khác, nếu bạn muốn mua một đô Mỹ, bạn sẽ phải trả ( hoặc bán) 1.1685 đô Canada. Trong trường hợp này1.1685 là tỉ giá trao đổi của đô Mỹ với đô Canada.
Các cặp tiền tệ:
Trong thị trường Forex, ngoại tệ luôn được định giá theo cặp, để giúp cho tất cả các giao luôn là mua một loại này và bán loại kia. VD Đô Mỹ/Đô Canada: USD/CAD; Đô Mỹ/Yên Nhật: USD/JPY, EUR/ĐÔ Mỹ: EUR/USD ko có bất cứ ngoại lệ nào cả. Ngoại tệ đầu tiên trong cặp được gọi là base currency ( ngoại tế gốc). Ngoại tệ thứ 2 gọi là cross hay counter currency. Tỉ giá trao đổi đưa ra số đơn vị counter currency mà bạn có thể mua với 1 đơn vị base currency. Theo ví dụ ở trên 1 đô Mỹ (base currency) có thmua 1.1685 đô Canada (counter currency).
The Major Pairs ( các cặp ngoại tệ chính):
Thị trường Forex chia ra làm 3 loại chính là Major pairs, Cross Pairs và Minor Pairs. Dưới đây mình xin giới thiệu về Major Pairs trước. Gần 90% tất cả các loại tiền tệ đều được giao dịch dựa trên đồng đô Mỹ. Vì người ta nghĩ đồng đô thực sự là một ngoại tệ kì diệu. Sau đồng đô, 4 ngoại tệ được giao dịch nhiều nhất về giá trị và khối lượng lớn là EURO(EUR), bảng Anh (GBP), France Thuỵ Sĩ (CHF), và đồng yên Nhật ( JPY). Khi những ngoại tệ này được trực tiếp giao dịch dựa trên đồng đô Mỹ chúng chiếm một phần rất lớn tất cả các giao dịch trên thị trường FX và vì vậy mà được gọi là Major Pairs hay đơn giản chỉ là “The Majors” ( Những ông lớn). Dứới đây là cách mà các cặp này được biểu thị:
Cặp tiền tệ ------Tên gọi ------- Nick name
EURO-Đô Mỹ ----- EUR/USD -----EURO
Bảng Anh- Đô Mỹ -------- GBP/USD ------Cable
Đô Mỹ – France Thuỵ Sĩ -------USD/CHF ------Swissy
Đô Mỹ – Yên Nhật --------USD/JPY ------Dollar Yen
The Minors và Cross Pairs:
Mặc dù được gọi là “ The Minors” Đô Canada (CAD) Đô Úc ( AUD) và đô Niu Di Lân (NZD) cũng là những ngoại tệ rất đặc biệt và ko nên bỏ qua tí nào. Khi giao dịch với đồng đô Mỹ, các ngoại tệ này được biểu thị như sau:
Đô Mỹ – Đô Canada USD/CAD Dollar Canada
Đô Úc – Đô Mỹ AUD/USD Aussie
Đô Niu Di Lân – ĐÔ Mỹ NZD/USD Kiwi
Một cặp cross pair được gọi tắt là cross là một cặp ngoại tệ mà ko có sự tham gia của đồng đô Mỹ.
VD: Đô Canada giao dịch dựa trên France Thuỵ Sĩ, Đô Úc dựa trên Yên Nhật ....
Các cặp này thông dụng nhất là:
EUR/FRance Thuỵ Sĩ EUR/CHF EURO Swiss
EUR/Bảng Anh EUR/GBP EURO Sterling
EUR/Yên Nhật EUR/JPY EURO YÊN
EUR/đô Úc EUR/AUD EURO AUSSIE
Bảng Anh/ Yên Nhật GBP/JPY Sterling Yên
Bảng Anh/ Franc Thuỵ Sĩ GBP/CHF Sterling Swiss
Bảng Anh/ Đô Úc GBP/AUD Sterling Aussie
Franc Thuỵ Sĩ/ Yên Nhật CHF/JPY Swiss Yên
Đô Canada/ Yên Nhật CAD/JPY Canadian Yên
Từ nay trong website này mình xin đề cập đến từng cặp tiền một bằng tên gọi của nó.
Buy on the Ask, Sell on the Bid ( Mua vào bằng giá Ask, Bán ra bằng giá Bid)
Khi bạn đến ngân hàng, một trung tâm du lịch, hoặc, một quầy đổi tiền ở sân bay, để đổi từ đô Canada sang, ví dụ như bảng Anh chẳng hạn, bạn sẽ thấy 1 cái bảng chỉ rõ 2 dẫy số thể hiện tỉ giá hiện tại mà từng loaị tiền tệ cụ thể được mua vào hay bán ra.2 cột này được gọi là giá bid và giá ask. Giá mà bạn mua vào gọi là giá ask và giá bạn bạn ra là giá bid. Giá ask luôn cao hơn giá bid. Nên, nếu bạn muốn mua bảng Anh bạn sẽ trả giá Ask cho đô Canada. Khi bạn muốn chuyển đổi Bảng Anh về lại đô Canada, bạn sẽ bán bảng Anh bằng giá bid tại thời điểm đó.
VD: GBP/CAD được trích tại điểm 2.2135/2.2140. Trong TH này, giá bid là 2.2135 và giá ask là 2.2140. Vì vậy, bạn sẽ trả 2.2140 đô Canada cho 1 bảng Anh. Nhưng ngược lại, khi đổi lại thì bạn sẽ chỉ nhận được 2.2135 đô Canada cho 1 bảng Anh bạn đổi mà thôi.
Nên nhớ là 1 trader bạn luôn mua vào bằng giá Ask và bán ra bằng giá Bid. Lặp lại điều này và hãy ghi nhớ nhé. Mua vào bằng giá Ask bán ra bằng giá Bid.
Bid – Ask Spread là gì?
Sự khác biệt giữa giá Bid & gía Ask, tạo thành Bid – Ask Spread hay đơn giản hơn là “ the spread”. Trong VD kể trên, spread là 5 ( 2.2140 – 2.2135) sự khác biệt này thể hiện chi phí của giao dịch đó và cũng là nguồn thu nhập của dealer. Dealer sinh lời từ spread. Đương nhiên, các dealer cũng có thể bắt bạn trả phí dịch vụ hay hoa hồng, nhưng đó chỉ là ở mức độ bán lẻ và ko thể áp dụng trong thị trường Forex, dù điều đó có thể thay đổi trong tương lai khi thị trường nay trở nên cạnh tranh hơn và có quy luật hơn.
Hiện tại là một fx trader, bạn ko trả bất cứ phí dịch vụ nào, hay khoản hoa hồng nào cũng như ko phải chịu một chi phí ngầm nào . Bạn đơn giản chỉ thực hiện các lệnh của bạn bằng giá mua vào và bán ra tại thời điểm giao dịch.
• PIPS (Price Interest Points)
1 pip là chỉ số thập phân cuối cùng trong 1 tỉ giá trao đổi , và cũng là cụm từ được sử dụng nhiều nhất để đánh giá sự chuyển đổi về giá của 1 ngoại tệ. Nếu tỉ giá trao đổi của Bảng Anh , so với đô Canada, theo VD trên, từ 2.2135 tới 2.2185, thì điều đó có nghĩa là cặp này đã tăng lên 50 pips. Số píp mà tỉ giá trao đổi dịch chuyển, lên hay xuống, quyết định việc bạn, 1 trader, sẽ lãi hay lỗ bao nhiêu trong 1 giao dịch.
Khi đô Mỹ là cross currency trong 1 cặp tiền tệ. VD : GBP/USD giá trị của pip được cố định là 10$ mỗi 100000 lot đơn vị. Tuy nhiên vì mỗi loại tiền tệ có giá trị khác nhau nên giá trị của 1 pip trong 1 cặp tiền cũng sẽ khác nhau. Hầu hết các dealers đều tự động tính toán giá 1 pip cho bạn và sàn trading online của bạn cũng được lên sẵn chương trình để làm việc đó. Tuy vậy mình vẫn khuyên các bjan nên biết cách tính giá trị của pip, và đến khi bạn đọc hết những hướng dẫn của mình, bạn sẽ thấy phương pháp và công thức đó để làm điều đó.
Để thuận tịên và dễ hiểu, chúng ta hãy đặt giả thiết 1 pip là 10$ với tất cả mọi cặp tiền . Thật sự là như thế, 1 pip thật sự có thể có giá tới 10$ và sau này bạn sẽ thấy cái chỉ số thập phân trong tỉ giá trao đổi nhỏ dường như chẳng có gì là ấn tượng ấy có một giá trị nhất định.
• Vậy chỉ số spread ảnh hướng đến 1 trader như thế nào
VD: giả sử rằng, bạn đặt một lệnh để mua GBP/CAD và giá 2.2140. Khi lệnh được thực hiện nếu bạn định bán ngay, bạn sẽ thu về bao nhiêu đây? Thật ko may bạn chỉ đuợc 2.2135 và bị lỗ mất 5 pip. Nói cách khác, cặp tiề nnày thêm 5 pip nữa thì bạn mới được hoà tiền, và thêm ít nhất 1 pip nữa tới điểm 2.2141 /2.2146 để bạn có lời.
Với 4 cặp majors, spread dao động từ 3- 5 píp nhưng có thể khác nhau với mỗi dealer. Spread với cặp EUR/USD hiện tại là 3 pips, USD/JPY 4 pips, GBP/USD và USD/CHF là 5 pip. Nên nhớ, dù bạn mua hay bạn bán 1 loại tiền bạn luôn phải trả spread. Khi bạn mua bạn trả spread lúc bạn bước vào giao dịch, khi bạn bán bạn trả spread lúc bạn bước ra.