NGUYÊN TẮC GIAO DỊCH NGOẠI HỐI
b]VII/ PHẢI ĐÚNG LÚC, NẾU SỚM HƠN CÓ NGHĨA LÀ BẠN THẤT BẠI[/b]
Diễn viên hài Richard Prior thuyết giảng cho khán giả về cách duy nhất phản ứng khi chồng hoặc vợ bắt quả tang họ làm một điều gì sai trái là bình tỉnh và nói rằng,”Em/anh sẽ tin ai? Tôi? Hay đôi mắt dối trá của Em/Anh?” Trong khi dòng chữ này luôn nhận được một trận cười dữ dội từ phía đám đông, thì không may nhiều nhà đầu tư lại coi đây là lời khuyên nghiêm túc. Sự thật là đôi mắt không biết nói dối. Nếu nhà đầu tư ở vào vị thế bán khống, cặp tiền tệ và biến động của giá cả sẽ chống lại nhà đầu tư, không ngừng tăng cao. Nhà đầu tư đã sai và phải thừa nhận sự thật đó - sớm còn hơn muộn.
Phân tích EURO/USD 2004-2005Trong giao dịch ngoại hối, xu hướng có thể kéo dài lâu hơn mức hợp lý. Chẳng hạn, trong năm 2004 tỷ giá EUR/USD không ngừng gia tăng - từ mức thấp 1.2000 lên đến tận 1.3600 chỉ trong vòng hai tháng. Nhà đầu tư nhìn vào các chỉ số cơ bản của hai đồng tiền không thể hiểu nguyên nhân của sự thay đổi bởi vì tất cả tín hiệu đều cho thấy sự lên giá của đô la.
Mặc dù đang thâm hụt thương mại ở mức kỷ lục, nhưng Mỹ vẫn đang thu hút vốn từ Châu Á để bù số lượng thiếu hụt. Ngoài ra, sự tăng trưởng kinh tế Mỹ đang lên cao so với khu vực Châu Âu. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Mỹ tăng cao hơn tỷ lệ hàng năm 3.5% so với 1% ở Châu Âu. Cục Dự Trữ Liên Bang thậm chí đã bắt đầu tăng tỷ lệ, cân bằng chênh lệch lãi suất giữa đồng Euro và USD. Bên cạnh đó, tỷ giá hối đoái cự kỳ cao của đồng Euro đang cản trở các mặt hàng xuất khẩu của Châu Âu - lĩnh vực kinh tế trọng yếu quyết định mức tăng trưởng kinh tế của khu vực. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ liên tục giảm, từ 5.7-5.2%. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở Đức đang ở mức cao sau Thế Chiến II, leo lên 2 con số.
Điều gì xảy ra nếu bạn chiếm vị thế bán khống và thoát khỏi thị trường sớm?Trong hoàn cảnh này, nhà đầu tư đô la có nhiều lý do để bán EUR/USD, nhưng cặp tiền tệ tiếp tục tăng lên. Cuối cùng EUR/USD đảo chiều, thụt lùi trong suốt đợt tăng của năm 2004 và xuống mức thấp 1.1730 cuối năm 2005. Nhưng hãy tưởng tượng một nhà đầu tư bán khống cặp tiền tệ ở mức 13000. Anh ta hoặc cô ta có thể chịu đựng áp lực mất 600 điểm hay không? Tệ hơn nữa, tưởng tượng một ai đó bán khống với mức 1.2500 trong năm 2004 khi mà thị trường đang xuống giá. Nhà đầu tư đó có thể gánh lấy nỗi đau thua lỗ 1,100 điểm hay không? Trớ trêu thay, cả hai nhà đầu tư này sau cùng có thể thu được lợi nhuận. Họ đã đúng nhưng hành động sớm. Không may mắn là trong thị trường tiền tệ, “gần” là chưa đủ. Thị trường ngoại hối chịu ảnh hưởng bởi đòn bẩy tài chính với biên độ mặc định 100:1. Cho dù cả hai nhà đầu tư trên sử dụng đòn bẩy thận trọng hơn nhiều là 10:1, sự sụt giảm cho tài khoản của họ có thể lần lượt là 46%, 48%.
Đúng chỗ, Đúng lúc Trong lĩnh vực ngoại hối, các giao dịch trực tiếp thành công cần đến sự hợp lý không chỉ trong việc phân tích mà còn trong việc định thời gian. Đó là lý do tại sao tin tưởng vào “đôi mắt dối trá của bạn” là nhân tố quyết định thành công của giao dịch. Nếu đường đi của giá di chuyển theo hướng bất lợi cho bạn, cho dù lý do giao dịch của bạn vẫn còn hợp lý, thì hãy cứ tin vào đôi mắt của bạn, tôn trọng thị trường và dừng một cách hợp lý. Trong thị trường tiền tệ, hợp lý và sớm cũng tương tự như không hợp lý.
VIII/ PHÂN BIỆT GIỮA VIỆC DÀN TRÃI ĐẦU TƯ VÀ TĂNG THUA LỖMột trong những sai lầm lớn nhất mà nhà đầu tư mắc phải là tiếp tục tăng thua lỗ, chờ đợi sự đảo chiều trong vô vọng. Bởi vì nhà đầu tư làm tăng rủi ro trong khi giá đi sai hướng, thua lỗ sẽ lớn đến mức nhà đầu tư buộc phải chấm dứt vị thế của mình hoặc lặng thinh chờ đợi yêu cầu ký quỹ. Thường ở trong tình cảnh này, động cơ ban đầu đã biến mất. Nhà đầu tư khôn ngoan sẽ chấm dứt vị thế và tiếp tục.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư vẫn nhận thấy mình tăng vị thế mặc dù trước đó động cơ giao dịch đã thay đổi, bởi vì họ hy vọng phép màu cuối cùng sẽ giúp họ xoay chuyển tình thế.
Chúng tôi so sánh việc này với việc lái xe trong đêm khuya và không chắc liệu rằng bạn có đi đúng đường hay không. Khi điều này xảy ra, bạn đứng trước hai lựa chọn.
1.Tiếp tục men theo con đường trong đêm tối và hy vọng tìm được nơi đến trước khi đến bang khác.
2. Quay đầu xe và trở lại con đường mà bạn đã đi cho tới khi bạn đến chỗ mà từ đó có thể tìm được đường về nhà.
Đây là sự khác biệt giữa việc ngoan cố đi sai hướng và việc cắt giảm lỗ trước khi quá trễ. Phải thừa nhận rằng cuối cùng bạn vẫn có thể tìm được đường về nhà bằng cách chạy hết con đường phụ này đến con đường phụ khác - cũng tương tự như nhà đầu tư có thể thanh lý vị thế bất lợi bằng cách chộp lấy cơ hội quay đầu. Tuy nhiên trước khi đến lúc đó thì tài xế có thể đã cạn kiện nhiên liệu cũng như nhà đầu tư cạn kiệt vốn.
Đừng làm cho vị thế vốn bất lợi lại càng bất lợi hơnTăng vị thế thua đến mức vượt ngưỡng rủi ro ban đầu không phải là cách giao dịch hợp lý. Tuy nhiên cũng có lúc tăng vị thế thua lại là cách giao dịch hợp lý. Chiến lược này được gọi là “scale in”.
Lên Kế Hoạch Giao Dịch /Đóng Giao Dịch và Trung Thành Với Nó
Sự khác biệt giữa tăng vị thế thua và dàn trãi đầu tư là nằm ở chỗ ý định ban đầu của bạn trước khi thực hiện giao dịch.
Nếu ý định của bạn là mua tổng cộng 100,000 lô và bạn chọn xác lập vị thế theo mỗi cặp 10,000 lô để đạt mức giá trung bình tốt hơn, chiến lược này được gọi là scale in. Đây là chiến lược phổ biến dành cho nhà đầu tư mua vào vị trí đảo chiều trong xu hướng rộng hơn và không chắc sự đảo chiều sẽ cao đến mức nào . Do đó, nhà đầu tư sẽ giảm vị thế để đạt mức giá trung bình tốt hơn. Điều quan trọng ở đây là lý do chọn phương pháp này được đưa ra trước khi giao dịch được tiến hành và lệnh dừng sau cùng cho toàn bộ vị thế cũng tương tự. Trong trường hợp này, ý định cho thấy sự khác biệt giữa tăng vị thế thua và dản trãi đầu tư.
IX/ CÓ THỂ ĐẠT TỐI ƯU VỀ TOÁN HỌC NHƯNG VỀ MẶT TÂM LÝ THÌ KHÔNG THỂDựa trên phương pháp kiểm tra ngược, những người mới đầu tư lần đầu tiên tiếp cận thị trường thường đưa ra các chiến lược tinh tế và lợi nhuận cao có khả năng tạo ra hàng triệu đô la. Đa phần các chiến lược kiểu như vậy có hệ số lợi nhuận và lãi lỗ rất ấn tượng, thường 3$ thắng so với 1$ thua. Tiến hành nghiên cứu một cách hoàn hảo, những người mới đầu tư có thể bơm tiền vào tài khoản giao dịch ngoại hối của mình để rồi nhanh chóng mất sạch. Tại sao ? Bởi vì bản chất giao dịch không thuộc lôgic mà là thuộc tâm lý. Cảm xúc cuối cùng cũng lấn át lý trí, thường buộc nhà giao dịch phải đi theo biện pháp bất lợi nhất và không đúng lúc.
Giao Dịch Là Khoa Học Hơn Là Nghệ thuậtTheo E.Derman, Giám Đốc Chiến Lược Định Lượng tại Goldman Sachs, Tập Đoàn Ngân Hàng Đầu Tư Hàng Đầu, từng nhấn mạnh, “Trong vật lý bạn hành động chống lại Thượng Đế - người mà thường xuyên không thay đổi ý kiến. Trong tài chính, bạn hành động chống lại các sinh vật do Thượng Đế tạo ra, mà cảm xúc của chúng là phù du và không ổn định. Luồng tin tức mà cảm xúc dựa vào liên tục di chuyển theo một hướng.
Đây là thiếu sót cơ bản của hầu hết nhà đầu tư mới vào nghề. Họ tin rằng họ có thể xây dựng một giải pháp cho giao dịch và vận hành cơ chế giao dịch để thu lợi nhuận từ thị trường. Nhưng giao dịch lại là nghệ thuật nhiều hơn là khoa học. Nhà đầu tư càng sớm nhận ra rằng họ phải bù đắp cho nhân loại, họ càng sớm hiểu ro tính phức tạo của giao dịch.
Sách Vở & Thế Giới ThựcĐây là trường hợp giải thích tại sao trong giao dịch có thể đạt sự tối ưu về mặt toán học nhưng về mặt tâm lý thì không thể. Sự khôn ngoan thường thấy trong thị trường là nhà đầu tư nên luôn giao dịch với hệ số lợi nhuận trên rủi ro là 2:1. Bề ngoài nghe có vẻ là ý tưởng hay. Rốt cuộc, nếu nhà đầu tư thành công trong nửa thời gian, thì về lâu dài nhà đầu tư sẽ đạt nhiều thành công với lợi thế này. Thật ra với hệ số lợi nhuận trên rủi ro 2:1, nhà đầu tư mất 6.5 lần trên 10 và vẫn kiếm tiền. Trong thực tiễn điều này rất khó đạt được.
Tưởng tượng viễn cảnh sau: Bạn đặt giao dịch cặp tỷ giá GBD/USD. Chúng ta cứ cho là bạn quyết định bán khống cặp tỷ gia này ở mức 1.7500 với lệnh dừng 1.7600 và mục tiêu 1.7300. Ban đầu, giao dịch diễn biến tốt. Giá di chuyển theo hướng bạn mong muốn bởi vì cặp tỷ giá GBP/USD đầu tiên rớt xuống 1.7400, sau đó 1.7360 và bắt đầu tiến tới 1.7300. Ở mức 1.730, cặp tỷ giá GBP/USD giảm chậm và bắt đầu đảo chiều. Giá hiện tại là 1.7340, sau đó là 1.730 rồi lại 1.7370. Nhưng bạn hãy bình tĩnh. Bạn đang tìm kiếm hệ số lợi nhuận trên rủi ro 2:1. Không may mắn là sự đảo chiều của cặp tỷ giá GBD/USD bắt đầu diễn ra nhanh. Trước khi bạn biết được điều này, cặp tỷ giá không chỉ trở lại mức thâm nhập của bạn mà sau đó còn tăng nhanh và dừng ở mức 1.7600.
Bạn đã để 180 điểm lợi nhuận chuyển thành 100 điểm thua lỗ. Trong thực tế, bạn tạo swing 280 điểm trong tài khoản. Đây là giao dịch trong thế giới thực, không phải là phiên bạn được lý tưởng hóa trong sách vở. Điều này giải thích tại sao nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp thường giảm vị thế của mình và thu một phần lợi nhuận nhanh gấp hai lần rủi ro, một hành động thường làm giảm hệ số lợi nhuận trên rủi ro xuống mức 1.5 hoặc thậm chí thấp hơn. Rõ ràng đây là chiến lược cao cấp về mặt toán học. Nhưng trong giao dịch, cái được xem là tối ưu về mặt toán học không nhất thiết tối ưu về mặt tâm lý.